Trâu gác bếp là gì?
Trâu gác bếp hay còn được gọi là trâu hun khói, thịt trâu khô, trâu sấy khô,… là món ăn đặc biệt từ thịt thăn và bắp trâu tươi, gác bếp cho chín dần bằng khói bếp củi. Các công đoạn chế biến đến khâu bảo quản trâu gác bếp rất cầu kỳ.
Xưa kia, trâu khô gác bếp là món chỉ phổ biến ở người dân tộc Thái Đen, với vị ngon đặc biệt, nó đã trở thành món ăn phổ biến cho các dân tộc thiểu số Tây Bắc và nay thì cả nước cũng đang nghiện nó – nghiện theo đúng nghĩa đen. Bản chất của món thịt gác bếp này là ngày xưa do bất đắc dĩ, bà con dân tộc sấy khô để ăn dần do không có cách bảo quản thịt lâu ngày (như tủ lạnh hiện nay).
Tóm lại: trâu gác bếp là thịt trâu khô để lâu ngày mà vẫn ăn được! Sử dụng hơi phức tạp chút nhưng thành quả mang lại thì vô cùng viên mãn, ăn một lần là nhớ mãi. Đây là đặc sản của người Tây Bắc, nay nhiều nơi làm mùi vị na ná nhau.
Trâu gác bếp chuẩn bao giờ cũng có màu nâu đen của khói, ngửi mùi hơi khô và đặm. Mùi khói quyện với hạt mắc khén khá rõ. Khi chế biến xong, xé thớ thịt phải màu đỏ tươi. Thịt trâu khô là thịt chín, có thể ăn trực tiếp không cần sơ chế.
Các loại thịt trâu gác bếp
Loạn thị trường thịt trâu gác bếp là cảm nhận của nhiều người. Nào là hàng xịn, nào là từ Điện Biên, Sơn La,… nói chung cũng thuộc 6 tỉnh Tây Bắc, mùi vị na ná nhau. Đen thì mua phải hàng giả chứ ở đâu ăn cũng tạm. Giá trâu gác bếp thì hiện đang loạn xới…
Trâu gác bếp Hà Giang
Thịt trâu gác bếp Hà Giang là số 1 với hương vị trâu khô ai mùi khói gác bếp, gia vị đậm đà chút gì đó cay cay của hạt Mắc khén, mùi thơm dậy của Dổi rừng và nhiều loại hương liệu đặc trưng rừng núi khác. Xưa là món riêng của người Thái Đen, nay khắp Hà Giang đều làm món gác bếp này.
Thưa các bác, giá thịt trâu tươi thị trường hiện nay dao động khoảng 230.000đ/kg, tối thiểu 3kg trâu tươi mới ra thành phẩm 1kg trâu khô nên: Nếu thịt trâu khô gác bếp có giá rẻ hơn 800.000đ/kg thì nên cân nhắc và xem xét! Em cam đoan 99% đấy không phải là trâu ta (trâu Ấn Độ giá rất rẻ) và có thể pha lẫn thịt lợn vào để giảm giá thành – ăn biết ngay!
Thịt trâu gác bếp ngon thì tùy cơ sở sản xuất, nhưng theo kinh nghiệm thì các loại có nguồn gốc từ: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang và Sapa đều rất đáng để thưởng thức (đang nói hàng xịn nhé). Mùi vị thì cũng như nhau thôi, hàng Hà Giang sẽ cay ngon hơn chút đỉnh.
Giá thịt trâu gác bếp
Giá thịt trâu khô gác bếp thành phẩm mua lẻ hiện nay dao động từ 750.000đ đến 850.000đ/kg. Tại Hà Nội thường giá tối thiểu khoảng 800.000đ/kg là trâu khô chuẩn, nên lựa chọn kỹ cơ sở và xem các đánh giá của khách hàng trước khi mua.
Giá bán sỉ, bán buôn trâu gác bếp từ 650.000đ-720.000đ/kg, số lượng tối thiểu tầm 5kg trở lên.
Một số nơi sản xuất trâu khô làm tắt: hấp chín thịt trâu rồi mới đem sấy gác bếp. Cánh làm này nhanh nhưng chất lượng miếng trâu khô không ngon: Bên trong bị ướt, dùng chày đập cái là bên trong thịt màu trắng và bị nát bét. Tóm lại không nên mua loại này!
Thịt trâu gác bếp giá rẻ chắc chắn không thể so sánh với các loại trâu ngon, nhưng do nhu cầu thị trường lớn, nhiều nơi bất chấp để làm ra thịt gác bếp có giá rất rất rẻ.
Cách ăn thịt trâu gác bếp
Sử dụng trâu gác bếp cần phải biết cách chế biến. Chế biến không đúng sẽ làm giảm hương vị của thịt trâu khô, hoặc có thể làm mất mùi vị của nó. Cơ bản là có 04 cách ăn trâu gác bếp như sau:
- Hấp cách thủy: Cho vào trõ hấp cách thủy, khi thịt mềm ra là ăn được
- Nướng than hoa: Cho miếng trâu vào vỉ, nướng nóng đều nhu nướng mực.
- Vùi tro bếp củi: Ném miếng trâu vào tro nóng bếp, vùi kín cho nóng đều
- Quay lò vi sóng: Nhúng trâu khô qua nước, quay lò mặc định tối đa 2 phút
Hấp cách thủy là cách làm ngon nhất, miếng trâu khô sẽ mềm và tươi trở lại, vị dai nhè nhẹ và rất ngọt. Thời gian đun sôi cách thủy khoảng 8 phút với 500g (nửa cân), nhiều miếng trâu gác bếp hơn thì căn thêm thời gian. Hấp xong mang ra để nguội, rồi dùng vật nặng (như chày) đập bẹt, xé sợi và thưởng thức (như ăn mực khô)
Trước khi hấp miếng trâu khô, có thể nhúng toàn bộ qua nước đun sôi để nguội (nước lạnh) rồi cho vào hấp. Khi hấp nên trở miếng cho đều hai mặt. Để thịt nguội rồi mới đập bẹt nhé, đập khi đang nóng sẽ làm nát thớ thịt trâu.
Quan trọng: Nên dùng vật nặng (như chày, tay đòn) đập bẹt miếng thịt trâu khô mới ăn được, trâu xịn thì càng đập càng tơi chứ không bị nát. Động tác đập như đánh roi ấy, lực mạnh, nghe nó bèn bẹt mới ổn..
Lưu ý khi sử dụng
Cách ăn trâu gác bếp khá cầu kỳ, lưu ý làm đúng các bước trên mới thưởng thức đúng vị trâu khô. Nhiều khách hàng mua về rồi xe nhỏ sử dụng ngay sau đó phản ánh rằng trâu quá cứng, quá khó ăn và chả có vị gì? Món đặc sản mà, nó đặc biệt nên cách ăn cũng đặc biệt. Món này xưa là quà đãi khách của Vua mèo Vương Chí Sình đấy các bác ạ.
Sử dụng trâu gác bếp cần hấp cách thủy sẽ làm thịt ngọt, từng thớ sẽ mềm ra và mùi mắc khén dậy lên kích thích vị giác. Về gia vị chấm thì chúng tôi thấy chấm với tương ớt xay là ngon nhất, Chẳm chéo (*) theo vị truyền thống cũng được nhưng không phù hợp nhiều người, khó ăn.
Chẩm chéo (hay Chẳm chéo) là gia vị vùng Tây Bắc, gồm: Ớt tươi nướng, Muối hạt to rang cán nhỏ, Mắc khén, Tỏi, Hạt dổi, Gừng, Húng lủi, Rau thơm, Mùi tàu, Sả. Chẩm chéo khi dùng vắt thêm ít chanh hoặc quất làm ướt sẽ ngon hơn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.